Phân bón hữu cơ nhập khẩu tại VietFarm được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, Bỉ, Hà Lan, Úc dạng bột mịn, viên nở, viên sỏi, dạng hạt chuyên dùng cho sầu riêng, bơ, mít, cam, bưởi, trái cây,…
Vietfarm cam kết cung cấp sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, chính hãng từ nhà sản xuất và nhập khẩu trực tiếp.
Với trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp đang rất phát triển thì hiện nay có rất nhiều loại phân bón đang được sử dụng. Những loại phân bón này đã giúp cải tạo đất và mang đến năng suất cao hơn cho cây trồng. Và phân bón hữu cơ là một loại sản phẩm đã và đang rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy bạn có biết loại phân này là gì không? thành phần phân bón hữu cơ gồm những gì hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết hôm nay để cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ được xem là một tên gọi chung của các loại phân bón được sản xuất từ các loại chất hữu cơ. Chúng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp với mục đích cải tạo đất và tăng năng suất cây trồng.
Thông thường các loại nguyên liệu được sử dụng để làm nên loại phân bón này chính là các loại lá cây, phân gia súc – gia cầm, than bùn,… Mỗi sản phẩm đều có những công dụng cũng như phù hợp với từng điều kiện thổ nhưỡng khác nhau.
2. Công dụng của phân bón hữu cơ tác động đến cây trồng.
Có thể nói hình ảnh phân bón hữu cơ đã không còn xa lạ đối với những người nông dân. Chúng có mặt hầu hết ở những vụ mùa hằng năm của nhiều nhà nông bởi vì các loại phân này có những công dụng như sau:
- Việc sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ giúp đảm bảo cây trồng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó thì chúng cũng giúp cây phát triển tốt hơn, mạnh khỏe hơn.
- Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong đất luôn được đảm bảo, duy trì ở trạng thái cân bằng.
- Sử dụng các loại phân này sẽ giúp hạn chế tình trạng xói mòn đất, bảo vệ cấu trúc đất hiệu quả hơn.
- Góp phần giúp cải tạo đất bị suy kiệt chất dinh dưỡng hoặc bạc màu.
- Hạn chế tình trạng sâu bệnh gây hại trên cây trồng.
- Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường xung quanh.
3. Ưu nhược điểm của phân hữu bón cơ đến cây trồng và mô trường.
3.1. Ưu điểm của phân bón hữu cơ
Cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho đất và cây trồng
Sử dụng các loại phân nguồn gốc hữu cơ sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà cây cần sử dụng trong quá trình sinh trưởng. Đặc biệt đối với những cây dài ngày thì các chất dinh dưỡng này sẽ giúp cây chắc khỏe, phát triển tốt hơn.
Ngoài ra bên trong các loại phân này còn có các chất vi sinh khác. Chúng sẽ giúp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra đây cũng là tác nhân giúp ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của các sinh vật gây hại cho cây trồng.
Nâng cao chất lượng của cây trồng
Việc bón các loại phân có nguồn gốc hữu cơ sẽ giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng trong đất hiệu quả hơn. Cây trồng cũng sẽ được đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Từ đó chất lượng nông sản cũng sẽ được cải thiện đáng kể về chất lượng.
Cải tạo đất trồng hiệu quả
Như đã được chia sẻ ở trên thì việc bón các loại phân hữu cơ sẽ giúp nâng cao chất lượng của đất. Các hoạt chất có trong phân sẽ giúp phân hủy, bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu cho đất. Bên cạnh đó thì việc phân hủy các hoạt chất trong đất sẽ giúp đất tơi xốp hơn, tăng khả năng giữ và thoát nước.
Không những thế bên trong thành phần phân bón hữu cơ cũng có những loại sinh vật có lợi. Chúng góp phần hạn chế sự phát triển mạnh mẽ của các vi sinh vật có hại.
Góp phần tiết kiệm nước hiệu quả hơn
Có lẽ khi đọc đến đây bạn sẽ thắc mắc vì sao lại tiết kiệm nước tưới đúng không? Bởi vì khi bón các loại phân nguồn gốc hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp hơn. Khi đất tơi xốp thì bên trong sẽ có những khe hở nhỏ, đây là nơi giúp đất tích tụ nước tốt nhất. Những hạt nước tích tụ tại đây sẽ giúp cho đất giữ được độ ẩm tốt hơn. Lượng nước này sẽ phần nào đáp ứng tốt việc cung cấp nước cho cây trồng.
Không để tàn dư hóa học gây ảnh hưởng môi trường
Do được làm từ các nguyên liệu hữu cơ nên khả năng phân hủy của loại phân này cũng dễ dàng hơn. Chúng sẽ không để lại các tàn dư trong đất như các loại phân hóa học. Hơn thế nữa các hoạt chất có trong phân hữu cơ cũng có tác dụng lọc bớt các tác nhân gây hại trong đất. Góp phần củng cố và cải thiện tốt hệ sinh thái cũng như môi trường xung quanh.
3.2. Nhược điểm của phân bón hữu cơ
Bất kỳ sản phẩm nào cũng tồn tại 2 mặt ưu và nhược khác nhau, phân bón có nguồn gốc cũng vậy. Chúng sẽ tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Quá trình phân hủy của loại phân này khá chậm nên cần thời gian dài cây mới có thể hấp thụ được.
- Các loại phân hữu cơ nếu không xử lý đúng cách và đúng quy trình sẽ tạo ra những chất độc hại cho cây trồng và đất.
- Đôi khi không đáp ứng tốt về nhu cầu dinh dưỡng cũng như ngăn ngừa sâu bệnh cho cây trồng
- Các sản phẩm này thường có giá thành cao hơn các loại phân vô cơ.
4. Các loại phân bón hữu cơ được sử dụng nhiều hiện nay
4.1. Phân bón hữu cơ công nghiệp
a. Phân hữu cơ vi sinh
Đây là loại phân được xử lý bằng cách trộn các loại nguyên liệu hữu cơ và than bùn. Sau đó tiến hành cho lên men cùng với các loại vi sinh vật có lợi. Đối với loại phân này thì thành phần các chất hữu cơ sẽ đạt trên 15%.
b. Phân hữu cơ sinh học
Đây là sản phẩm gồm các thành phần hữu cơ được lên men và có mặt của các loại vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật này sẽ góp phần cải tạo và phục hồi cấu trúc của đất. Loại phân này sẽ có thành phần hữu cơ chiếm trên 22%
c. Phân hữu cơ khoáng
Đây là loại phân bón được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ và một số các chất dinh dưỡng vô cơ. Các chất vô cơ này phải được đảm bảo các yếu tố về khoáng đa, trung và vi lượng. Đối với loại phân này thì các nguyên liệu hữu cơ chiếm ít nhất 15%.
3.2. Phân hữu cơ truyền thống
a. Phân xanh
Đây là loại phân được hình thành từ các loại thực vật được ủ dưới đất. Loại phân này thường được sử dụng với mục đích là che phủ đất, hạn chế tình trạng xói moàn và góp phần cải tạo đất trồng.
b. Phân rác
Loại phân này được sản xuất từ các loại rác thải của nông nghiệp như rơm, rạ, các bộ phận của cây,… Các nguyên liệu này sẽ được ủ chung với các loại phân khác đã được lên men như phân chuồng, vôi,…
c. Phân chuồng
Đây là loại phân được sản xuất bằng các loại chất thải của gia súc, gia cầm, vật nuôi trong nhà,… Chúng được ủ với phương pháp truyền thống, loại phân này thường được sử dụng để bón lót trước mỗi mùa vụ.
d. Than bùn
Than bùn là một dạng phân được hình thành từ việc phân hủy không hoàn toàn các loại thực vật. Những loại thực vật này bị vùi lấp lâu ngày trong điều kiện yếm khí sẽ được phân hủy và tích tụ thành than bùn.
Than bùn có dạng nhuyễn, mịn và có độ ẩm khá cao. Chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao nên thích hợp bón cho các loại cây ngắn ngày. Ngoài ra than bùn còn được sử dụng với mục đích cải tạo đất trồng.
Khi sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng phát triển bền vững, mang lại năng suất cao cho mọi người. Để biết thêm thông tin cụ thể về các loại phân bón hữu cơ và quy trình sử dụng đúng chuẩn các bạn hãy đến ngay công ty phân bón Vietfarm. Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của Vietfarm chắc chắn sẽ giúp bạn có được kết quả tốt trong trồng trọt.