Đất vốn là nơi chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Vì thế, nếu sau thời gian canh tác dài mà không biết cách cải tạo đất sẽ làm đất nhiễm chua. Và đất bị chua sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến đó là sử dụng phân bón tăng độ chua của đất. Vậy đâu sẽ là cách khắc phục để giúp trung hòa độ pH của đất thì dưới đây là thông tin giúp bà con hiểu rõ.
1. Độ chua của đất là gì?
Sử dụng các loại phân bón tăng độ chua của đất sẽ khiến cho đất ngày càng tệ, đất bị chua khó khắc phục. Vậy độ chua của đất là gì bà con đã biết chưa?
Vâng, độ chua của đất được biết đến là một chỉ số đo lường khả năng của đất trong việc giữ nước và chất dinh dưỡng. Nếu độ chua của đất càng cao thì đất càng giữ nước tốt và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng để phát triển tốt nhất.
Độ chua của đất được tính theo thang pH < 7 đất siêu axit có độ pH < 3,5 những loại đất có độ pH > 7 thì độ kiềm. Mỗi loại đất có độ chua khác nhau nên yêu cầu các phương pháp chăm sóc cũng khác nhau. Và việc duy trì độ chua phù hợp sẽ giúp việc trồng trọt và sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao.
2. Nguyên nhân khiến đất bị chua?
Đất bị chua sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân chính là:
- Cây trồng lâu năm, hút các chất dinh dưỡng từ đất như là N, P, K, Ca, Mg…nên làm đất mất đi chất kiềm trở nên chua.
- Một số thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ,..có gốc lưu huỳnh khiến đất bị chua sau bao ngày tích tụ
- CO2 trong không khí phản ứng với dung dịch đất (CO2 + H2O <-> CO32- + 2H+) cũng là nguyên nhân tạo nên độ chua của đất.
- Do quá trình phong hoá làm các các cation kiềm bị trao đổi và rửa trôi.
- Việc lạm dụng phân bón tăng độ chua của đất khiến đất bị chua và chai cứng.
- Nguyên nhân làm tăng độ chua của đất còn là các cơn mưa axit …
3. Độ chua của đất làm ảnh hưởng như thế nào?
Việc sử dụng phân bón là rất cần thiết cho cây. Nhưng nếu dùng quá nhiều phân bón tăng độ chua của đất sẽ làm đất chua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng và cả vi sinh vật có lợi trong đất. Cụ thể là:
Đất chua sẽ làm ức chế sự sinh trưởng của cây trồng. Làm cây khó hấp thụ chất khoáng đa, trung và vi lượng cần thiết. Lâu dài dẫn đến thiếu hụt nguồn dinh dưỡng. Từ đó làm năng suất cây trồng cũng giảm đáng kể. Đặc biệt, với cây không ưa chất chua thì còn làm chậm ra hoa, cây bị còi cọc và tỷ lệ đậu quả thấp, đôi khi còn gây chết cây trồng.
Mặt khác, môi trường đất có độ chua cao thì các nhóm vi sinh vật có lợi trong đất hầu như sẽ không sinh trưởng được. Và một khi số lượng vi sinh vật này giảm thì hậu quả nghiêm trọng là làm các hợp chất khó tan được vi sinh vật phân giải sẽ tích tụ lại trong đất làm cây không sử dụng được. Đây là những tác hại cho cây trồng và cả môi trường xung quanh cho nên trước khi gieo trồng thì bà con cần phải điều chỉnh độ pH. Và đừng quên chú ý đến phân bón tăng độ chua của đất để không ảnh hưởng đến mùa vụ.
4. Biện pháp cải thiện và phân bón làm tăng độ chua của đất bà con nên biết
Đất bị chua đã gây nhiều tác hại với cây trồng nên tùy thuộc vào độ chua của đất mà bà con có thể lựa chọn phân bón làm tăng độ của đất. Tuy nhiên, trước đó hãy kiểm tra, theo dõi tình trạng đất để tránh sử dụng quá nhiều các loại phân bón làm tăng độ chua đất, tránh làm đất tồi tệ hơn. Dưới đây sẽ là gợi ý cho bà con về cách cải thiện độ chua của đất hiệu quả:
4.1 Bón phân chuồng hoai mục
Phân chuồng hoai mục hay còn gọi là phân hữu cơ đã hoai mục. Đây là loại phân bón tăng độ mùn, tăng lượng keo đất để giúp cây hấp thu dinh dưỡng dễ dàng và nhanh hơn. Phân sẽ cho tác dụng cải tạo đất, giúp đất tơi xốp thì còn có tác dụng như là phân lân. Đó là khi bón vào đất, phân sẽ kết hợp với các độc chất làm hạ độ phèn, giảm độc đối với cây trồng. Nhưng với cách này bà con nên chú ý không được dùng phân chuồng ủ dở vì sẽ làm đất càng tệ hơn. Có thể sử dụng nấm trichoderma để ủ phân chuồng hoặc một số chế phẩm sinh học giúp hỗ trợ ủ phân chuồng vừa hiệu quả lại nhanh chóng.
4.2 Xỉ, vỏ hàu nghiền
Xỉ, vò hầu nghiền cũng nằm trong các biện pháp giúp cải thiện tình trạng đất bị chua hiệu quả. Nhưng chúng không được sử dụng thường xuyên bởi có nhược điểm là làm đất chai cứng và khó canh tác.
4.3 Bón vôi
Bón vôi sẽ là biện pháp cải thiện độ chua của đất vừa hiệu quả lại vô cùng tiết kiệm Đây sẽ là phương pháp giúp cho độ pH của đất được cân bằng, cải thiện tính chua nhanh chóng. Bà con có thể sử dụng vôi bột đã tôi, vôi sống, đá vôi nghiền, nước vôi…Tuy nhiên, người dùng nên tuỳ tình trạng đất để bón lượng vôi phù hợp. Việc sử dụng vôi xám có chứa Canxi, Magie có tính kiềm sẽ trung hoà axit trong đất. Mặt khác, bón vôi còn giúp giảm thiểu độc tố cho cây trồng nên được sử dụng ngày càng phổ biến.
4.4 Bổ sung axit humic
Trong Humic có chứa Axit humic và Fulvic đây là dạng keo đất. Chúng sẽ cho tác dụng liên kết với các cation bazơ, giúp đất giữ lại lượng phân bón cho cây trồng và còn giúp chống thất thoát rửa trôi. Đặc biệt humic còn tăng cường quá trình trao đổi cation của cây, đem đến quá trình trao đổi khoáng ở rễ diễn ra dễ dàng hơn. Và quan trọng nhất là còn tác dụng duy trì độ pH của đất ở mức trung tính. Vì thế, bổ sung Humic và kết hợp với bón phân hữu cơ là biện pháp bền vững trong cải tạo đất trồng bị chua.
Đó là những thông tin mà bà con nên biết để có phương pháp hạn chế tác hại của phân bón làm tăng độ chua của đất. Tuỳ vào mỗi loại cây, từng thời điểm sinh trường mà có cách bón phân sao cho phù hợp để không làm đất bị chua. Để được hỗ trợ và tư vấn thêm về bà con vui lòng liên hệ qua Vietfarm nhé.
Nguồn: phanbonvietfarm.vn