Điều kiện và cách trồng mít thái đúng chuẩn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mít thái là loại cây cho năng suất cao và mang lại lợi nhuận kinh tế lớn cho bà con nông dân hiện nay. Nhưng để cây phát triển tốt, cho chất lượng quả cao mọi người cần phải biết cách trồng mít thái đúng kỹ thuật.

Mặc dù là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc nhưng để mít thái phát triển một cách toàn diện bà con cần lưu ý về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc. Bởi điều này rất quan trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, năng suấ cũng như chất lượng quả. Do đó để có được một vụ mùa bội thu bà con hãy áp dụng ngay các kỹ thuật trồng mít thái dưới đây nhé!

1. Điều kiện ngoại cảnh tác động đến sự phát triển của mít thái

Chia sẻ vài điều kiện ảnh hưởng đến việc trồng mít thái
Chia sẻ vài điều kiện ảnh hưởng đến việc trồng mít thái

Khí hậu

Mít thái là loại cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt. Chúng có khả năng chịu lạnh tốt nhưng sẽ không chịu được hạn hán nên mít thái rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Cũng chính vì lẽ đó mà ngày nay mít thái trở thành loài cây rất được ưa chuộng và có mặt khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Đất trồng

Bà con có thể trồng cây mít trên nhiều loại đất trồng khác nhau, kể cả vùng đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên mọi người phải lưu ý là giữ cho đất trồng luôn được khô ráo, khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng vào mùa mưa. Bên cạnh đó khi trồng mít bà con nên lựa chọn đất có mạch nước ngầm từ 2-2,5m độ PH 5,5-7.

2. Kỹ thuật trồng mít thái phát triển toàn diện

Để cây phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt thì bà con phải thực hiện đúng kỹ thuật trồng mít thái. Đây là loại cây khá dễ trồng và chăm sóc nên chỉ cần bạn làm đúng các kỹ thuật dưới đây là sẽ có được kết quả như ý muốn.

Lựa chọn giống

Khâu lựa chọn giống là một trong những bước rất quan trọng về cách trồng mít thái cho ra năng suất cao. Vì thế khi lựa chọn cây mít thái giống bà con cần lưu ý các đặc điểm sau:

  • Thân cây mít phải thẳng đứng, không bị cong quẹo, da trơn láng, không nên chọn gốc sần sùi.
  • Bo ghép phải chắc chắn, chồi cây mập có sức sống khỏe, khả năng phát triển tốt.
  • Cây xanh, tươi tốt và không xuất hiện dấu hiệu bị sâu bệnh hại.
  • Không nên chọn bầu đất quá to, chọn loại vừa và cân đối sẽ đảm bảo cho cây được sinh trưởng, phát triển tốt.

Thời gian trồng hợp lý

Bà con có thể trồng mít thái được quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng cây vào đầu mùa mưa từ tháng 5-tháng 7 dương lịch. Một bí quyết giúp mít thái phát triển nhanh mà bà con lại nhẹ công chăm sóc là nên lựa chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ để trồng cây.

Khoảng cách và mật độ trồng

Mật độ trồng mít thái tốt nhất là 5 x 6m hoặc 6 x 7m, điều này đồng nghĩa bà con sẽ trồng 300-350 cây/ha. Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm bà con có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng cho cây. Trồng mít thái khoảng cách bao nhiêu còn tùy thuộc vào sự phát triển của cây. Cây nhỏ thì nên duy trì khoảng cách 6 x 7m nhưng khi cây lớn khai thác được 6 , 7 năm thì nên giữ khoảng cách là 7 – 8m.

Làm đất, đào hố trồng mít thái đúng kỹ thuật

Kỹ thuật làm đất trồng mít thái có phức tạp hay không?
Kỹ thuật làm đất trồng mít thái có phức tạp hay không?

Đào hố

Đầu tiên bà con nên chọn vị trí bằng phẳng sau đó thực hiện việc tạo rãnh sâu ít nhất từ 30 – 40cm để tránh tình trạng mùa mưa ngập úng. Đối với đất xấu mọi người nên đào hố rộng từ 0,8 – 1m còn những vùng đất tốt chỉ cần đào hố rộng 0,7 – 0,8 và sâu từ 0,6 – 0,7m.

Làm đất

Trước khi thực hiện quá trình trồng mít thái việc làm đất rất quan trọng, do đó bà con phải chuẩn bị thật kỹ bước này. Để mít phát triển nhanh bà con sẽ thực hiện việc bón lót trước khi xuống cây giống để chúng mau hấp thụ dưỡng chất.

Đối với đất xấu có thể bón lót với 25-35kh phân chuồng hoai mục, 300-500g lân và 1 kg vôi bột. Còn đất tốt mọi người chỉ cần bón 2-25kg phân chuồng hoai mục, 200-300g lân và 0,5 kg vôi bột là đủ. Bà con sẽ trộn đều các loại phân với đất và lắp đầy miệng hố trước khi cho giống mít xuống khoảng 7 ngày. Bởi thời gian này sẽ đủ để các dưỡng chất trong phân thấm vào đất và tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thụ ngay khi trồng.

Cách trồng mít thái chuẩn

Sau khi làm đất và đào hố xong bà con sẽ lấy cây giống đã lựa chọn từ trước tiến hành bóc vỏ bầu. Lưu ý quá trình này phải được thực hiện nhanh chóng để hạn chế việc vỡ bầu làm ảnh hưởng đến bộ rễ. Tiếp đến mọi người sẽ trồng mít thái xuống hố đã chuẩn bị trước, sau đó lấp đất lại và nén chặt xung quanh. Nếu đất khô mọi người phải tưới ngay cho cây sau khi trồng và phủ rơm rạ, xác thực vật xung quanh gốc để duy trì độ ẩm. Và dùng cọc cố định để giữ cho cây được đứng vững, chống đổ ngã, đây là cách trồng mít thái siêu sớm cho quả và phát triển nhanh nhất.

3. Kỹ thuật chăm sóc mít thái đơn giản, hiệu quả

Những bước cơ bản trong quá trình trồng mít thái
Những bước cơ bản trong quá trình trồng mít thái

Vệ sinh đất trồng

Việc vệ sinh đất trồng, loại bỏ cỏ dại sẽ giúp mít thái không bị cạnh tranh về nhu cầu dinh dưỡng. Ngoài ra khi loại bỏ cỏ dại sẽ hạn chế tối đa tình trạng sâu bệnh gây hại đến mít thái.

Do đó bà con hãy sử dụng phương pháp xử lý cỏ thủ công để vệ sinh và làm sạch đất trồng. Không nên dùng thuốc diệt cỏ vì như thế sẽ dễ làm tổn thương đến sự phát triển của mít thái. Nhưng một điều bà con cần lưu ý là do rễ mít thái mọc nổi nên khi vệ sinh không được cuốc sát gốc vì dễ làm tổn thương bộ rễ. Vì nếu bộ rễ tổn thương sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng cũng như năng suất cây trồng.

Tưới nước

Tưới nước là bước rất quan trọng khi nói đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít cho năng suất cao. Bởi mít thái là cây ưa ẩm nên chúng cần cung cấp đẩy đủ lượng nước để phát triển tốt.

Do vậy sau khi trồng mít thái bạn cần tưới nước ngay và sau đó phủ rơm rạ, hoặc xác thực vật để giữ ẩm cho đất. Tháng đầu tiên sau khi trồng mít nếu rơi vào mùa khô hạn phải tưới thường xuyên ngày 2 – 3 ngày/lần sau đó giảm còn 4 – 5 ngày/lần. bắt đầu từ năm thứ 2 mọi người sẽ tưới nước vào những tháng khô hạn và giai đoạn mới bón phân. Mít thái sợ ngập úng nên vào mùa mưa bà con nên kiểm tra rãnh thoát nước để cây không bị ngập úng.

Bón phân

Trước khi trồng mít thái để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây bà con nên bón lót ngay từ quá trình chuẩn bị đất. Giai đoạn này bà con nên sử dụng các loại phân bón như NPK, phân hữu cơ, phần chuồng hoai mục. Chỉ cần trộn chúng với đất, hết hợp ủ rơm và tưới nước giữ ẩm đợi khoảng 20 – 30 ngày thì tiến hành đào hố và trồng cây.

Vào giai đoạn cây sinh trưởng nên thực hiện việc bón thúc để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây. Ở giai đoạn này bà con nên cân nhắc để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp, cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu như đạm, lân, kali, vi lượng….để cây sinh trưởng toàn diện.

Khi ở giai đoạn cho trái mọi người nên tăng cường hàm lượng Kali để cho ra múi to, ngọt tự nhiên và tránh tình trạng nứt trái, vị nhạt. Giai đoạn này bạn có thể chia ra làm 3 đợt bón phân, mỗi đợt sẽ cách nhau 20-30 ngày/ lần và liều lượng sẽ 0,5-1kg/cây/lần.

Tỉa cành, tạo tán và tỉa trái để cho năng suất cao

Trồng mít thái đòi hỏi người nông dân cần phải bỏ nhiều thời gian và công sức
Trồng mít thái đòi hỏi người nông dân cần phải bỏ nhiều thời gian và công sức

Tỉa cành

Khi mít thái cao hơn 1m bà con sẽ thực hiện quá trình tỉa cành, tạo tán cho cây khoảng 2 – 3 lần/năm. Thời điểm thích hợp để thực hiện việc tỉa cành là lúc trời khô ráo, nhiệt độ môi trường không quá cao.

Những cần cần tỉa là:

  • Cành bị nhiễm sâu bệnh để hạn chế sự lây lan cho toàn cây.
  • Các cành mọc quá dày cần tỉa bớt để góp phần nâng cao năng suất cho cây.
  • Tỉa bớt những chành gần mặt đất với khoảng cách từ 40cm (tính từ gốc lên).
  • Chỉ để lại những cành vươn đều ra xung quanh và cành cách nhau 40-50cm.

Tỉa trái

Không chỉ có tỉa cành mà việc tỉa trái cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng trồng mít thái. Do đó vào giai đoạn cho quả bà con nên tỉa bớt quả nhỏ, quả bị bệnh, hay chúng có hình dạng xấu xí. Nếu cây ra quá nhiều quả thì cần tỉa bớt để chúng mang lại sự đồng đều hình dạng quả và nâng cao chất lượng. Đối với cây 1 năm tuổi thì chỉ nên để từ 1-2 quả là được, còn từ năm 2 tuổi trở đi thì có thể để nhiều hơn.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Khi nói đến kỹ thuật chăm sóc mít thái bà con cần lưu ý về tình trạng sâu bệnh của cây. Thường mít thái sẽ bị sâu đục thân, cành, rầy, ruồi đục quả, ngài đục quả…. và các bệnh: thối nhũn gốc, chảy nhựa…gây hại.

Do vậy bà con cần phải kiểm tra thường xuyên và kịp thời xử lý ngay để giảm thiểu tối đa tình trạng hư hại trên cây. Lựa chọn các loại thuốc xử lý đặc chủng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cây nhất là vào giai đoạn đậu quả.

Vietfarm tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các cây giống mít thái uy tín chất lượng
Vietfarm tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các cây giống mít thái uy tín chất lượng

Trên đây là toàn bộ mô hình trồng mít thái siêu sớm ra quả và mang lại năng suất cao cho bà con nông dân. Do đó chỉ cần bạn thực hiện đúng kỹ thuật trồng mít thái và chăm sóc tốt như thông tin mà Vietfarm vừa mang đến đảm bảo sẽ có được kết quả tốt. Nếu bạn muốn biết cụ thể hơn về kỹ thuật trồng mít cũng như các loại cây khác thì hãy đến với Công Ty Phân Bón Vietfarm. Tại đây đơn vị còn phân phối các loại phân bón, thuốc BVTV giúp bà con yên tâm có được một vụ mùa bội thu.

Nguồn: phanbonvietfarm.vn