Để mang đến năng suất cao, chất lượng tốt thì khi trồng sầu riêng bà con nên biết đến những kỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên hiệu quả.
Với giống cây trồng ăn quả cho giá trị kinh tế cao như sầu riêng ở Tây Nguyên thì đây được xem là một tiềm năng rất lớn. Bởi sầu riêng không chỉ ngon mà còn chất lượng để có thể xuất khẩu đi nước ngoài. Tuy nhiên, để sầu riêng luôn đạt chất lượng tốt nhất, cây không bị suy kiệt làm ảnh hưởng mùa vụ thì kỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên luôn là mối quan tâm của nhiều bà con nông dân ở tại Đak Lak.
Hướng dẫn về kỹ thuật trồng cây sầu riêng ở Tây Nguyên
Kỹ thuật giống
Kỹ thuật trồng sầu riêng con ở tây nguyên đem lại hiệu quả nhất đó là khi chọn cây giống thì nên trồng bằng cây ghép (ghép mắt hoặc ghép cành). Và tiêu chuẩn cây giống phải đạt chiều cao 35-40cm, cây thẳng và chắc.
Chọn đất trồng
Trong kỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên, bên cạnh giống thì chọn đất trồng cho sầu riêng cũng nên chú ý là: Đối với đất trồng cây sầu riêng thì nên đảm bảo chủ động trong việc tưới nước và tiêu nước để đủ nước vào mùa khô. Đồng thời cần thoát nước tốt vào mùa mưa cũng như là có thể tạo khô hạn để xử lý cây nếu ra hoa nghịch vụ.
Thời vụ trồng
Cây sầu riêng nếu chủ động được nước tưới thì có thể trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa vào tháng 6 đến tháng 8 dương lịch.
Kỹ thuật trồng cây
Nẵm rõ được kỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên thì bà con sẽ dễ dàng chăm sóc cho thu hoạch đạt năng suất cao hơn. Và với kỹ thuật trồng cây sầu riêng thì cần tiến dần đến các bước là:
Bước 1: Trong hố nên đảo phân theo chiều từ trên xuống dưới, ngoài vào trong để phân được phân bố đều.
Bước 2: Cần tạo điểm đặt cho cây ở trong hố trồng và tuỳ theo kích thước của bầu để tạo hố cho phù hợp. Ở giữa hố trồng đào một lỗ khoảng 20cm. Và đường kính cần lớn hơn bầu ươm 1 – 2cm.
Bước 3: Chỗ hố trống bạn đặt bầu cây vào hố trồng, lấp đất. nên chú ý tồng ngang bằng với mặt hố để tránh ngập úng.
Bước 4: Giữ cây bằng cách cắm cọc
Bước 5: Tưới nước sau khi trồng
Bước 6: Che nắng cho cây và tủ gốc giữ ẩm (không che quá 50% ánh sáng mặt trời)
Hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng Tây Nguyên
Kỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên là quan trọng nhưng kỹ thuật chăm sóc cũng phải đảm bảo mới giúp cây cho năng suất cao. Và ở đây bà con cũng nên chú ý đến các kỹ thuật sau:
Kỹ thuật tưới nước
Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của cây sầu riêng mà bà con tưới nước phù hợp. Với giai đoạn cây con thì tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết để cây phát triển nhanh. Và khi cây ra hoa ngưng tưới nước kéo dài từ khi xử lý mầm hoa đến khi mắt cua ra hoàn chỉnh. Chỉ tưới nước lại khi mắt cua ra hoàn chỉnh nhưng cần tuỳ từng vùng mà tưới 1-2 ngày tưới 1 lần sau đó duy trì tưới nước bình thường trong suốt giai đoạn bông. Cuối cùng khi cây cho trái thì tưới nước tăng dần để cây phát triển tốt, tránh rụng trái nếu không đủ nước.
Kỹ thuật bón phân
Cách trồng sầu riêng ở tây nguyên sẽ cho năng suất cao nếu bà con biết đến cách bón phân hiệu quả sau:
Ở giai đoạn cây non từ 1-3 năm tuổi thì hàng năm chỉ nên bổ sung phân hữu cơ vi sinh với lượng 4 – 5kg. Và chia lượng phân 6 lần để bón mỗi lần cách nhau 3 tháng. Cụ thể là với NPK 20:10:10 hoặc 16:16:8 – 600g/cây bón vùi vào đất và cách góc 20-30cm.
Áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên sẽ hiệu quả ở giai đoạn cây cho trái thì bà con nên bổ sung đầy đủ, cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ. Và cách bón là sau thu hoạch cần tỉa cành và bón phân NPK 16:16:8 1,5-2,0kg/cây, bón phân chuồng hoai 20-30kg/cây. Có thể thêm phân bón lá 33:11:11 hoặc 20:20:0 kích thích cây có đọt.
Trước khi cây ra hoa 30 – 40 ngày thì cần bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K = 10:50:17 giúp quá trình ra hoa dễ dàng. Và khi đậu trái thì bón 1,5 – 2,0kg NPK 15:15:15 hoặc 16:16:16 để trái phát triển nhanh và chất lượng cao. Bổ sung phân bón lá trung vi lượng Bo, Zn.
Sầu riêng trước khi quả chín 1 tháng thì cần bón NPK (12-12-18+TE) 2,0 – 3,0kg, có thể kết hợp với phân K2SO4 là 1 – 1,5kg tăng chất lượng quả. Ngoài ra, có thể bổ sung yếu tố trung vi lượng.
Kỹ thuật tỉa hoa, tỉa trái
Kỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên cần phải tuân thủ đúng thì mới thành công. Trong đó cũng cần đến kỹ thuật tỉa hoa, tỉa trái mà bà con nên biết là:
Tỉa hoa: Bà con nên tỉa toàn bộ bông đầu cành. Tỉa thưa các chùm bông trên cành, giữ các chum bông có khoảng cách từ 15-20cm. Nên ưu tiên chừa lại chum bông dưới bụng (dạ), tỉ bỏ chum bông bên hông. Với bông trong một chum thì tỉa bỏ bông yếu, ốm và xấu. Chỉ giữ mỗi chum bông chỉ từ 10 – 20 bông.
Tỉa trái: Hoa nở 3-4 tuần thì bạn cần tiến hành bỏ trái đậu dày, đặc trong cùng một chum. Chỉ giữ 2 trái/chum. Và nên loại bỏ đi những quả bị sâu bệnh và méo mó trước. Tỉa lần 2 sẽ sau khi đậu trái khoảng 8 tuần loại bỏ những trái phát triển kém và nhỏ hơn những trái còn lại. Và tỉa lần 3 là sau khi cây đậu trái khoảng 10 tuần, loại bỏ trái bị bệnh, dị dạng.
Kỹ thuật thu hoạch trái
Đối với thời gian thu hoạch sầu riêng thì sẽ tuỳ theo đặc tính từng giống. Nếu là giống địa phương thì xả nhị đến lúc thu hoạch là 105 – 110 ngày. Các giống nhập từ xả nhị đến thu hoạch sẽ là 130 – 135 ngày.
Trên là những kỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên mà bạn có thể tham khảo. Để đảm bảo cây trồng luôn phát triển tốt, cho trái sai quả thì cần nắm rõ các kỹ thuật trên. Đồng thời cũng nên bón phân đúng lúc, đúng loại và đúng thời điểm. Nếu bà con muốn tìm hiểu thêm thì vui lòng liên hệ với Công ty phân bón Vietfarm sẽ được tư vấn hỗ trợ chi tiết. Cảm ơn bà con đã quan tâm
Nguồn: phanbonvietfarm.vn