Trồng chanh dây bao lâu thì có quả? Mẹo đẩy nhanh quá trình tạo quả cho chanh dây

Vấn đề trồng chanh dây bao lâu thì có quả là sự thắc mắc của hàng triệu bà con khi muốn nâng cao kinh tế nhờ loại quả này. Hôm nay Vietfarm sẽ giúp bà con giải đáp về vấn đề này và đưa ra cách trồng chăm sóc tốt nhất mang lại năng suất cao.

Để cây cho năng suất cao, thời gian ra quả chanh dây nhanh đòi hỏi bà con phải lưu ý kỹ về vấn đề trồng và chăm sóc. Đặc biệt cần để ý điều kiện thích hợp để cây phát triển nhanh, khỏe bởi chỉ như vậy mới thúc đẩy quá trình ra quả được sớm hơn. Để biết cụ thể hơn về việc trồng chanh dây bao lâu thì có quả các bạn hãy theo dõi tiếp thông tin dưới đây nhé!

1. Thời gian nào chanh dây sẽ ra quả?

Trồng chanh dây thời gian bao lâu thì có trái?
Trồng chanh dây thời gian bao lâu thì có trái?

Việc cây chanh dây trồng bao lâu có trái là vấn đề mà bà con quan tâm nhất trước khi thực hiện quá trình trồng trọt. Trên thực tế thì sau khi trồng khoảng 3 năm chanh dây sẽ bắt đầu cho trái nhưng cây vẫn có thể cho quả sớm hơn. Nếu bạn trồng đúng kỹ thuật, đất trồng giàu dưỡng chất, lượng nước tưới thích hợp…. Vì khi điều kiện sống tốt, sẽ giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cây sinh trưởng nhanh và sẵn sàng cho việc ra hoa đậu quả.

Chanh dây bắt đầu đậu quả sau 3 năm

  • Đa phần chanh dây sẽ bắt đầu cho ra quả sau khi trồng 3 năm, hiện nay cây giống được bán sẽ có thời gian từ 1-2 năm và cần phải trồng nơi nhiều ánh sáng để cây thụ phấn tốt.
  • Đối với cây giống đã được trồng 3 năm tuổi, có độ cao ít nhất 3 feet thì bạn có thể lấy quả được ngay từ mùa đầu tiên.
  • Nếu mua cây giống nhỏ hơn cao bằng chân và không ghép cành thì bạn có thể đợi khoảng 2 năm sau là thu hoạch được quả.
  • Khi trồng tại nhà thì chanh dây trồng mấy tháng có trái, điều này sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
  • Đối với chanh leo trồng trong nhà lưới cần thụ phấn bằng cách dùng cọ nhỏ nhẹ nhàng di chuyển phấn từ hoa này sang hoa khác. Đây là cách thụ phấn đơn giản nhất để cho quả có thể đậu nhiều, cho năng suất cao.
  • Khi trồng chanh leo ngoài trời thì việc thụ phấn sẽ nhờ côn trùng hoặc gió nên bạn không cần phải tự mình thực hiện.

Bí quyết giúp bạn trồng cây chanh leo năng suất cao

Thời gian ra quả của cây chanh ghép vs cây con ươm bầu

Trồng chanh dây đòi hỏi nhiều kỹ thuật và công sức hơn
Trồng chanh dây đòi hỏi nhiều kỹ thuật và công sức hơn

Đối với chanh ghép và cây con thì trồng chanh dây bao lâu thu hoạch được? Thì trên thực tế chanh ghép sẽ cho quả sớm hơn nhiều so với chanh trồng từ cây con. Bởi cây ghép được trồng bằng cách gắn chồi non vào bộ rễ đã hình thành của các loại cam, quýt cứng. Gốc chanh được ghép thường rơi vào khoảng 2-3 năm tuổi nên khi ghép vào sẽ đồng nghĩa chỉ cần bạn trồng là cây sẽ sẵn sàng ra quả vào năm đầu tiên.

Đối với cây chanh dây nhỏ được trồng từ hạt, mặc dù chúng có thể phát triển nhanh trong điều kiện trồng thích hợp. Tuy nhiên để cây cho trái bạn phải chăm sóc kỹ suốt khoảng thời gian 3 năm. Nếu được chăm sóc tốt chanh dây sẽ cho quả hàng năm và thời gian có thể kéo dài lên đến 30 năm.

2. Mẹo để cho chanh dây ra quả sớm hơn dự kiến

Vài mẹo nhỏ giúp chanh dây mau ra trái hơn
Vài mẹo nhỏ giúp chanh dây mau ra trái hơn

Việc trồng chanh dây bao lâu thì có quả sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau từ điều kiện khí hậu, thời tiết, đất trồng, cách chăm sóc… Do vậy để chanh dây ra quả sớm hơn dự kiến Vietfarm sẽ bật mí cho bạn vài mẹo nhỏ như sau:

2.1 Chuẩn bị đất trồng tốt

Đất trồng là điều kiện vô cùng quan trọng và cần thiết để chanh dây phát triển bộ rễ khỏe mạnh. Một khi bộ rễ phát triển tốt thì thân, lá cây chanh cũng sinh trưởng tốt hơn trong nhiều năm tới.

Chanh dây là loại cây trồng không bị kén đất, chúng có thể trồng được trên mọi địa hình khác nhau. Tuy nhiên chanh dây chỉ phát triển tốt trên đất trồng có độ ẩm thích hợp do đó khi chăm sóc bà con cần lưu ý thật kỹ về vấn đề này.

Nhưng để chanh dây phát triển một cách khỏe mạnh bạn cần phải làm mặt bằng đất trước khi trồng và giữ cho đất sạch cỏ. Bên cạnh đó bà con nên tạo rãnh thoát nước để hạn chế tình trạng bị rửa trôi, xói mòn và tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Một điều mà bà con cần phải lưu ý là không nên trồng chanh dây tại vị trí đất trồng cây cũ mang các nấm bệnh, virus gây hại và vùng bị trũng.

Bà con nên đào hố có kích thước 60 – 60 – 60cm hoặc 50 – 50 – 50cm để trồng chanh leo, đối với đất khó đào nên đào sâu một chút. Đối với đất cũ đã canh tác các loại cây như hồ tiêu, cà phê…thì cần phải cày xới thật kỹ. Một điều bà con cần lưu ý là nên canh tác 2 hoặc 3 vụ rau màu trước khi trồng chanh dây để hạn chế tuyến trùng trong đất.

Ngoài ra mọi người nên dùng lưới vải chống cỏ để ngăn cỏ dại phát triển và giữ ẩm tốt nhất cho đất trồng, hạn chế quá trình thoát nước cho chanh dây. Đối với chanh dây trồng trong chậu nhựa nên chọn kích thước chậu lớn và đất trồng phải đạt chất lượng cao.

2.2 Cây chanh ghép

Để rút ngắn thời gian chanh dây ra quả bà con nên lựa chọn trồng bằng cây chanh ghép. Vì bộ rễ được ghép thường có tuổi đời ít nhất là 2 năm, rễ khỏe mạnh, sạch bệnh. Nên khi trồng rễ cây sẽ phát triển rất nhanh, chỉ cần mang về bạn trồng và chăm sóc khoảng 1 năm sau là đã có thể thu hoạch được quả.

Để lựa chọn cây ghép khỏe khá dễ dàng bạn chỉ cần để ý phần nối ở phía dưới thân cây, đây cũng là phần chồi trên cùng đã được gắn vào. Do đó cây ghép khỏe là cây là lành mảnh ghép hoàn toàn, chồi xanh tốt, khỏe mạnh không có dấu hiệu của sâu bệnh hại.

2.3 Cây chanh giống chất lượng tốt

Để chanh cho ra năng suất cao khi chọn cây giống bạn nên chọn cây khỏe mạnh có chiều cao từ lớn hơn 15cm trở lên. Khi chọn cây càng cao đồng nghĩa cây đã được trồng lâu nên sẽ cho ra quả nhanh hơn.

Mặc dù cây con thường có giá thấp hơn nhưng tỷ lệ chết sẽ cao hơn và thời gian trồng cho ra quả cũng lâu hơn. Nên thà mua cây giống giá cao một chút nhưng chất lượng sẽ được đảm bảo hơn, và rút ngắn thời gian cho ra quả hơn.

Ngoài ra hiện nay còn có phương pháp trồng chanh dây bằng hạt giống và bầu ươm, khi trồng bằng cách này sẽ kéo dài thời gian thu hoạch của bạn. Và thời gian chăm sóc, kỹ thuật thực hiện cũng được yêu cầu khá cao nên muốn lựa chọn phương pháp này các bạn cần cân nhắc kỹ.

2.4 Tưới nước cho chanh dây

Chanh dây có nhu cầu cần nước khá nhiều
Chanh dây có nhu cầu cần nước khá nhiều

Vì chanh dây là cây ưa ẩm nên quy trình tưới nước thường xuyên đóng vai trò rất qua trọng cho sự phát triển của cây. Lượng nước tưới cũng chính là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến việc trồng chanh dây bao lâu thì có quả. Vì khi giữ cho đất duy trì được độ ẩm phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, từ đó rút ngắn thời gian cho ra quả.

Khi vào ngày thời tiết nắng ấm bạn hãy tưới đẫm nước xung quanh gốc cây, giữ nước trên thân lá nếu có thể. Ngoài ra bà con có thể sử dụng thêm màng chống thấm hdpe để làm khu vực lưu trữ nước tưới cho cây.

Ngoài chú ý đến lượng nước tưới bà con cần quan tâm đến nhiệt độ vì cây chỉ phát triển khỏe mạnh từ 16-30oC, nếu dưới 10oC cây sẽ chết.

2.5 Bón phân đúng cách để chanh dây phát triển tốt nhất

Kỹ thuật bón phân đóng vai trò rất quan trọng, chúng tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Để chanh dây phát triển một cách toàn diện, cho năng suất cao, thời gian đậu quả ngắn bà con cần thực hiện đúng kỹ thuật bón phân như sau:

Bón lót cải tạo đất

Để cung cấp thêm dưỡng chất cho chanh leo khi cây mới trồng bà con nên chuẩn bị phân bò hoai mục, phân trùn quế hoặc một ít phân gà. Liều lượng phân bón lót thích hợp cho chanh dây là: 10 – 20kg phân chuồng ủ hoai (có thể thay thế bằng 2-3 kg phân vi sinh hữu cơ) + 0,5kg phân super lân + 0,5kg vôi bột + 1 thìa café chế phẩm nấm trichoderma. Và sau khoảng 20 ngày sau mới trồng cây giống vào vì thời gian này dưỡng chất đã hòa vào trong đất giúp chanh dây dễ dàng hấp thụ.

Giai đoạn từ 1-6 tháng tuổi

Vào thời điểm cây cho 3 lá non mọi người nên bổ sung từ 0,2 – 0,3kg phân hữu cơ vi sinh, giúp cây nhận đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra trong giai đoạn này bà con nên bổ sung thêm phân bón NPK thường xuyên và tổng lượng phân cần được bổ sung là: 430g đạm ure, 750g phân super lân, 285g kali.

Đạm ure và kali có thể chia làm 10-12 lần bón trong suốt giai đoạn này, đầu tiên là sau khi trồng 20 ngày đầu, các lần tiếp theo cách nhau 15 ngày.

Giai đoạn 7 tháng tuổi trở lên

Đối với giai đoạn này bà con sẽ sử dụng phân đạm và kali là chủ yếu chia đều 20 lần/năm. Cứ 15 ngày bón 1 lần và tổng lượng phân cần cung cấp là 1kg đạm ure, 1,5kg phân lân, 1,6kg kali.

Vào giai đoạn nuôi cây, say khi tỉa tán cần bón nhiều đạm hơn còn giai đoạn nuôi quả nên sử dụng nhiều phân kali. Vì giảm đạm sẽ tránh tình trạng nuôi lá, tăng tỷ lệ đậu quả, việc dùng nhiều kali còn tăng chất lượng quả. Còn phân lân bà con có thể chia đều ra và sử dụng 3 lần/năm để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây.

Ngoài việc sử dụng phân NPK bà con có thể bón thêm phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh thường xuyên để giúp cải tạo đất và tăng dưỡng chất nuôi cây. Khi thời điểm chanh dây bắt đầu leo giàn bà con nên bổ sung thêm 0,4 – 0,5kg phâ bón hữu cơ/gốc.

Giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch quả
Giai đoạn thu hoạch quả

Khi chuẩn bị vào mùa thu hoạch cũng chính là lúc chanh dây cần nhiều dưỡng chất nhất để nuôi cây. Đây cũng là thời điểm sung mãn nhất của cây giúp chúng cho ra nhiều hoa và nâng cao tỷ lệ đậu quả nhất. Do đó vào thời điểm này bà con nên sử dụng 3 – 5kg phân bón hữu cơ vi sinh/gốc/tháng.

Mặc dù chanh dây có thể cho thu hoạch quanh năm sau thời gian 3 năm trồng trọt. Nhưng để tăng năng suất bà con cần để cây nghỉ 4-5 tháng để phục hồi sức khỏe. Tuyệt đối không ép cây quá sức vì như thế sẽ đi ngược lại với kết quả mong muốn, chất lượng trái thấp, năng suất kém.

Lưu ý:

Bổ sung phân hữu cơ: bà con sẽ thực hiện việc làm rãnh đối xứng quanh gốc, bón 5-10kg phân chuồng hoai mục trộn đều với lớp đất mặt rồi lấp xuống rãnh. Quá trình này cần được thực hiện vào đầu hoặc cuối mùa mưa, nhưng nếu rơi vào giai đoạn thu hoạch cần dời lại thời gian sau. Miễn là bà con phải cung cấp đủ lượng phân bón hữu cơ như trên mỗi năm 1 lần.

Phân vi lượng qua lá: Cần kiểm tra thường xuyên trạng thái lá, nếu chúng có màu vàng nhạt, nổi gân xanh đồng nghĩa cây đang thiếu vi lượng. Nên bà con cần phải kiểm tra và bổ sung ngay, ngoài ra cần duy trì đều đặn mỗi năm cung cấp phân vi lượng cho cây từ 1-2 lần. Khi bổ sung phân vi lượng qua lá cần phun ướt đẫm để tăng hiệu quả thẩm thấu, và nên thực hiện khi trời mát.

Tỉa cây vào mùa thu

Việc cắt tỉa tạo tán cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả trồng chanh dây bao lâu thì có quả? Vì việc tỉa cây sẽ tạo ra các cành thứ cấp, giúp chanh dây phân bổ đều nhanh trên giàn và hạn chế được tình trạng sâu bệnh hại. Không chỉ cải thiện thời gian cho ra quả mà khi tỉa cây còn tăng tỷ lệ ra hoa và đậu quả. Bên cạnh đó việc cắt tỉa, tạo tán cũng giúp làm tăng diện tích tiếp xúc ánh sáng, từ đó giúp cho thân cây phát triển cân đối.

Mọi người nên cắt tỉa chanh dây vào cuối mùa sinh trưởng hoặc vài mùa thu là giai đoạn tốt nhất. Bởi khi bắt đầu vào mùa mưa độ ẩm cao sâu bệnh dễ phát triển và ẩn nắp trên lá nên việc tỉa cành rất cần chú trọng lúc này. Một điều bà con cần phải lưu ý là áp dụng đúng kỹ thuật và nguyên tắc cắt tỉa để đem lại hiệu quả cao. Cụ thể là:

Nguyên tắc

Vị trí cắt tỉa cần cách chỗ phân cành chính từ 10 – 15cm và phải sử dụng kéo cắt cành hoặc dao thật bén, vì không gây tổn thương cây. Mọi người sẽ cắt lần lượt từ trong tán ra bên ngoài, cắt những cành lớn trước rồi mới đến cành bé. Khi cắt tỉa xong cần dọn dẹp sạch vườn để tránh ủ bệnh cho cây.

Tạo tán cho cây nâng cao năng suất chanh dây

Khi cắt tỉa mọi người nên bấm bớt lá ở gốc, giai đoạn cây leo giàn từ 20-40cm thì để ra 5-6 cành cấp 1 để chúng tỏa đều giàn. Sau một thời gian sẽ tiếp tục bấm ngọn để cành cho ra tán cấp 2 ở đây mọi người cũng chừa từ 4-5 cành. Mọi người cứ duy trì quá trình cắt tỉa như vậy từ khi mới trồng cho đến khi cây leo đầy giàn. Khi cây phủ kín giàn bà con có thể kéo nhánh xuống dưới để tạo tầng như thế sẽ tăng diện tích giàn và nâng cao năng suất quả.

Các cành cần được cắt tỉa khi trồng chanh dây

  • Các dành mọc quá dày, mọc lộn xộn
  • Nhánh, cành chanh dây bị sâu bệnh gây hại
  • Những cành còi cọc, bị che lấp phía dưới
  • Cành vượt có tốc độ sinh trưởng kém hoặc phát triển không bình thường.
  • Những cành không còn khả năng cho ra hoa và đậu quả
  • Các cành chột đã cho quả ở vụ trước
  • Bên cạnh đó bà con sẽ tỉa bớt các lá vàng dưới gốc, lá già, lá bị sâu bệnh gây hại hay lá ở cành không sai quả…
  • Trong quá trình cây nuôi quả bà con cũng cần tỉa bớt lá để quả cho năng suất cao hơn.

Một vài biện pháp chăm sóc định kỳ khác

Vài lưu ý nhỏ khi trồng chanh dây
Vài lưu ý nhỏ khi trồng chanh dây
  • Làm bồn: Để cải thiện tốt việc trồng chanh dây bao lâu thì có quả bà con cần lưu ý về kỹ thuật làm bồn. Bởi quá trình này sẽ duy trì được độ ẩm cần thiết cho cây, giúp quá trình bón phân và tưới nước được hiệu quả hơn. Ngoài ra khi làm bồn tốt sẽ hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn các dưỡng chất trong đất, giúp cây có thể hấp thụ một cách toàn diện nhất. Bà con chỉ cần làm bồn cao từ 10-15cm, cách gốc từ 0,5-1m là đạt yêu cầu đối với chanh dây.
  • Làm cỏ: Mọi người nên sử dụng các phương pháp thủ công để xử lý cỏ dại xung quanh chanh dây, hạn chế việc dùng thuốc trừ cỏ. Vì như thế sẽ làm tổn hại đến bộ rễ cũng như sự phát triển của cây trồng và cần làm sạch cỏ dại trong mỗi lần bón phân để hạn chế mầm bệnh.

Từ thông tin trên hy vọng Vietfarm đã giúp bạn biết rõ về việc trồng chanh dây bao lâu thì có quả. Có thể thấy thời gian ra quả, năng suất chanh dây cao hay thấp đa phần đều phụ thuộc vào quá trình trồng trọt và chăm sóc cây của bà con. Do đó mọi người hãy lưu ý kỹ và thực hiện đúng các phương pháp trên để có được vụ mùa bội thu chanh dây nhé. Muốn biết thêm nhiều thông tin hơn và mua đúng loại phân bón chất lượng đem lại hiệu quả cao mọi người hãy đến ngay với Công Ty Phân Bón Vietfarm.

Nguồn: phanbonvietfarm.vn

0785 767 686
icons8-exercise-96 chat-active-icon